Ca sĩ Quang Lê ở Mỹ vẫn theo dõi lễ tưởng niệm và gửi lời tiễn biệt cố nhạc sĩ. Anh chia sẻ âm nhạc của nhạc sĩ Quốc Dũng gắn liền với ký ức tuổi thơ. Năm 10 tuổi, khi xa quê hương, Quang Lê mang theo cuốn băng chứa 20 bài hát do nhạc sĩ Quốc Dũng sáng tác. Nhận tin ông vừa qua đời, Quang Lê xót xa, tiếc nuối, chia buồn với danh ca Bảo Yến cùng gia đình. Nam ca sĩ nói: "Cảm ơn nhạc sĩ Quốc Dũng đã để lại ký ức đẹp cho tuổi thơ của nhiều thế hệ".
Ca sĩ Minh Tuyết cũng đang ở Mỹ, không thể về Việt Nam tiễn đưa cố nhạc sĩ. Cô gửi lời chia buồn, muốn dùng lời ca, tiếng hát của mình tưởng niệm nhạc sĩ Quốc Dũng. Minh Tuyết xúc động hát ca khúc Thoát lydo cố nhạc sĩ sáng tác.
Sự ra đi của nhạc sĩ Quốc Dũng khiến người thân, bạn bè, đồng nghiệp và khán giả tiếc thương. Tại Lễ tưởng niệm, nhiều nghệ sĩ đến thắp nhang, thành tâm chia buồn cùng gia đình. Các ca sĩ Lệ Quyên, Quang Dũng, Lâm Chấn Huy, Quách Tuấn Du, Lê Hiếu... thể hiện những ca khúc nổi tiếng do nhạc sĩ Quốc Dũng sáng tác.
Bạn bè, đồng nghiệp xúc động kể kỷ niệm đáng nhớ khi gặp gỡ, làm việc với cố nhạc sĩ. Ca sĩ Quang Dũng chia sẻ: "Tạm biệt anh - một người nghệ sĩ tài hoa. Chia buồn cùng gia đình và vợ anh - danh ca Bảo Yến”.
![]() | ![]() | ![]() |
Trước đó, ca sĩ Bảo Yến thông báo gia đình không nhận vòng hoa và phúng điếu. Trưa 25/9, gia đình tiễn biệt và đưa linh cữu nhạc sĩ đi hỏa táng ở Bình Hưng Hòa.
Nhạc sĩ Quốc Dũng sinh năm 1951 tại Thái Lan, năm 3 tuổi ông theo gia đình về Việt Nam. Lên 10 tuổi gia đình cho ông theo học nhạc tại trường Âm nhạc Quốc gia ở Sài Gòn.
Năm 17 tuổi ông có sáng tác đầu tay Em đã thấy mùa xuân chưa. Nhạc phẩm nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả và góp phần tạo tên tuổi của ông. Sau thành công đó ông viết nhiều ca khúc nổi tiếng khác như Mai, Đường xưa, Cơn gió thoảng, Chuyện ba người, Còn mãi nơi đây, Điệp khúc mùa xuân, Thoát ly, Hoang vắng...
Nhạc sĩ Quốc Dũng được đánh giá có phong cách sáng tác đa dạng, từ nhạc trẻ tới nhạc vàng và các tình khúc 1954-1975.
Diệu Thu
Dù nguyên nhân đến từ đâu thì việc lái xe đường dài, nhất là các cung đường lạ có thể gặp phải rất nhiều tình huống bất ngờ, đòi hỏi tài xế phải có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng để xử lý.
Dưới đây là bài viết của độc giả Hữu Khang (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa gửi về VietNamNet thể hiện góc nhìn về vấn đề này:
Tôi năm nay 51 tuổi và đã có kinh nghiệm lái xe ô tô gần 30 năm. Dù không phải là tài xế chuyên nghiệp, nhưng với số giờ cầm vô lăng của mình, tôi khá tự tin khi có thể cầm lái một cách an toàn ở nhiều loại đường khác nhau, từ đường đô thị đến quốc lộ, tỉnh lộ; từ đường địa hình đèo đốc đến cao tốc,...
Tuy vậy, cũng cần phải nói rằng, việc lái xe đường dài, nhất là trên các tuyến đường mới, đường lạ, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy hơn rất nhiều so với những tuyến đường quen thuộc. Bởi lẽ, tài xế sẽ không thể biết trước đoạn đường nào rộng, đoạn nào hẹp, đoạn nào hay có nguy cơ xung đột giao thông hay những "cái bẫy" bất ngờ khác trên đường.
Ngoài ra, khi lái xe ô tô đường trường, nhất là các tuyến quốc lộ ở Việt Nam có thể gặp phải ngàn lẻ một tình huống "giời ơi đất hỡi" như: bất ngờ bị xe khác tạt đầu, vượt ẩu; ô tô ngược chiều ép lấn làn; xe phía trước bất chợt phanh gấp; xe máy băng ngang từ đường nhánh, lao ngược chiều vun vút; người đi bộ bất chợt nhảy ra từ dải phân cách; động vật trên đường,...
Trở lại với vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn ngày 18/2, tôi cho rằng có thể tài xế cầm lái chiếc xe con đã gặp đôi chút bỡ ngỡ khi đi trên một cung đường lạ như vậy, dẫn đến pha vượt phải container khi không đủ khoảng không cần thiết, ở đúng vị trí đường bó hẹp dạng "cổ chai". Nếu là một tay lái lão luyện, thường xuyên đi trên đoạn đường này thì có thể đã không mắc phải sai lầm như vậy.
Bạn bè chúng tôi khi đi trên các cung đường lạ, đường khó hay có câu "xe hay không bằng tay quen", ý muốn nói đến việc tài xế quen đường dù cưỡi trên "xe cỏ" còn an toàn hơn so với khi lái một chiếc ô tô xịn xò nhưng trên một cung đường lạ lẫm.
Khi quen đường, tài xế có thể nhớ từng khúc cua, từng con dốc, từng biển báo, thậm chí nhớ từng vị trí của ổ gà, sống trâu trên đường,... điều mà các "tài mới" không thể biết nêu chưa được trải nghiệm.
Đồng thời, một người lái xe đường dài có kinh nghiệm khác với một tài mới ở khả năng phán đoán và chủ động phòng tránh những tình huống nguy hiểm ngay cả trên những cung đường lạ. "Tài già" đủ bản lĩnh có thể lái xe gấp nhưng không vội, nhanh nhưng không ẩu.
Theo tôi, khi lái xe an toàn trên các cung đường lạ, cánh tài xế cần "nằm lòng" một số kinh nghiệm như sau:
Đầu tiên là phải tuân thủ những nguyên tắc an toàn cơ bản như giữ khoảng cách, chạy đúng tốc độ giới hạn cho phép, giảm tốc độ khi đến nơi đường bộ giao nhau, vượt xe khi đảm bảo an toàn, tuân thủ theo các biển báo giao thông,…
Thứ hai, nếu có ít kinh nghiệm, tuyệt đối không ham chạy nhanh ở các cung đường lạ. Việc đi chậm một chút sẽ giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn dù chỉ là nửa giây để kịp xử lý trong những tình huống đột xuất.
Thứ ba, có thể tìm hiểu trước và nhờ sự dẫn đường thông qua các phần mềm như Google Maps, Viet Map, Sygic,... Ngoài ra, với những chuyến đi dài như hay hỏi trên các diễn đàn, mạng xã hội.
Thứ ba, có thể tìm hiểu trước và nhờ sự dẫn đường thông qua các phần mềm như Google Maps, Viet Map, Sygic,... với những chuyến đi dài, đường lạ hoặc hỏi trước kinh nghiệm, những điểm cần lưu ý trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội.
Và cuối cùng, quan trọng nhất để đảm bảo an toàn khi đi trên bất cứ cung đường nào, dù lạ hay quen, đó là luôn duy trì sự tập trung và tỉnh táo cao độ. Bởi chỉ một thoáng bất cẩn, mất tập trung trên đường cũng có thể phải trả giá bằng cả mạng sống của mình và những người xung quanh.
Độc giả Hữu Khang
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Độc giảMinh Tâm
" alt=""/>Bao giờ xác thực tài khoản Facebook, TikTok bằng số định danh cá nhân?
|